Quốc hội  biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước.

Sáng ngày 11/8 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết, thông qua  Nghị quyết để thành lập thị xã Chơn Thành và thành lập các phường thuộc thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước.

Chơn Thành – Bình Phước không ngừng phát triển

Chơn Thành là một trong mười một đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước, được thành lập vào ngày 20-2-2003, hiện đang có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 48 triệu đồng / năm.

Theo đó, Thị xã Chơn Thành (Bình Phước) được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 390,34km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 121.083 người của huyện Chơn Thành.

Chơn Thành là một trong mười một đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước,
Chơn Thành là một trong mười một đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước,

Cùng với việc “nâng cấp” huyện Chơn Thành lên Thị Xã  Chơn Thành, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đồng ý Thành lập 5 phường Hưng Long, Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc thị xã Chơn Thành trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị trấn Chơn Thành và 4 xã Thành Tâm, Minh Hưng, Minh Long, Minh Thành thuộc huyện Chơn Thành.

Chơn Thành nằm ở phía tây nam của tỉnh Bình Phước, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài khoảng 35 km, cách thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khoảng 55 km và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km.

Theo quy hoạch sử dụng đất huyện Chơn Thành đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 25-3-2022, với diện tích cơ cấu các loại đất: tổng diện tích tự nhiên của huyện là 39.034,48 ha: trong đó đất nông nghiệp là 22.327,8 ha, chiếm 57,2%; đất phi nông nghiệp là 16.706,68 ha, chiếm 42,8%.

Còn theo kế hoạch sử dụng đất huyện Chơn Thành năm 2022 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-UBND ngày 29-3-2022, với những lĩnh vực: đất nông nghiệp 25.137,79 ha; đất phi nông nghiệp là 13.876,91 ha. Chuyển mục đích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1.599 ha…

Bình Phước tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai dự án cao tốc

Về quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông, 7 dự án về hạ tầng đã và đang triển khai trong tại thị xã Chơn Thành, Bình Phước.

Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư:Tuyến cao tốc kết nối 3 khu vực Chơn Thành (Bình Phước) – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – TP.HCM, dự kiến sẽ triển khai sau năm 2020. Theo đề án, tuyến cao tốc dài 69 km, quy mô từ 6 – 8 làn xe, kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư. Đồng thời, dự án được phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2050, được định hướng và nằm trong quy hoạch xây dựng chung của Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư.

Tuyến Quốc Lộ 14 (đường HCM): Tuyến đường này kết nối hai vùng kinh tế lớn là Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chia ra làm hai đoạn chính: Đoạn 1 từ TP. Đồng Xoài đến trung tâm hành chính Chơn Thành dài 23,6 km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp 1, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kê là 80-100km/ giờ, dự án được thực hiện theo vốn trái phiếu Chính phủ đạt quy mô cấp III với 4 làn xe; Đoạn 2 là tuyến tránh Chơn Thành: có điểm đầu giao tại Km995+500, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và giao Quốc lộ 13 tại Km65+500 đi tiếp qua tỉnh Bình Dương. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 9,5km xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).

Tuyến quốc lộ 13: Quốc lộ 13 kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng ngoại vi và đảm nhận chức năng giao thương quốc tế. Có chiều dài 79,9km, được quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Đoạn giáp ranh tỉnh Bình Dương đến thị xã Bình Long dài 32,7km, được đầu tư theo hình thức BOT với 6 làn xe.

Tuyến đường Chơn Thành – Dầu Tiếng: Tỉnh Bình Phước ban hành quyết định về việc nâng cấp tuyến đường Minh Hưng – Minh Thạnh vào năm 5/2020. Tuyến đường này là nút thắt cho việc kết nối giao thông – giao thương tại khu vực Chơn Thành – Dầu Tiếng – TP.HCM, thúc đẩy cho thị trường Đất nền tại khu vực phát triển.

Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia: Điểm đầu kết nối đường sắt quốc gia tại Dĩ An, đi theo hướng song song với tuyến Quốc lộ 13 qua ranh giới tại Campuchia. Chiều dài tuyến là 128,2 km, riêng đoạn qua tỉnh Bình Phước dài khoảng 66,3 km. Hướng tuyến từ Km59+370 đi vào địa phận tỉnh Chơn Thành, đi song song phía Tây và cách Quốc lộ 13 khoảng 430m. Tuyến cách Quốc lộ 13 khoảng 1.000m và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200.

Tuyến Chơn Thành – Đăk Nông: Nằm trong dự án phát triển mạng lưới đường sắt Tây Nguyên, lộ trình nằm song song với Quốc lộ 14, bao gồm trục chính là Đà Nẵng – Kon Tum – Đắk Lăk – Buôn Ma Thuột – Chơn Thành – TP. Hồ Chí Minh. Đây được coi là dự án góp phần cho việc phát triển kinh tế vùng Đồng Nam Bộ.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước). Dự án có điểm đầu giao với quốc lộ 14 hiện hữu tại Km 1915+900 (Km 1796+800 lý trình cao tốc đường Hồ Chí Minh) thuộc tỉnh Đắk Nông; điểm cuối tại khu vực huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, chiều dài dự kiến khoảng 130km.

Dự án được đầu tư sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch; đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Đắk Nông – Bình Phước; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh các địa phương…

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đưa ra các phương án đầu tư; nhu cầu sử dụng đất; kế hoạch thực hiện dự án; phương án tài chính…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các cơ sở, ngành và các địa phương nơi dự án đi qua đều khẳng định tầm quan trọng của tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước), điều này sẽ tạo không gian phát triển cho 2 địa phương, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân 2 tỉnh; đồng thời kiến nghị cần có sự hỗ trợ vốn Trung Ương.

Viết một bình luận

0946913768
Contact